Bí quyết làm đẹp

NinhNinhShop Làm đẹp mỗi ngày.

Các Loại Ngũ Cốc Cho Người Tiểu Đường Tốt Nhất

Thứ hai - 26/06/2023 21:37

Bệnh tiểu đường uống ngũ cốc được không?

Người tiểu đường không cần phải tránh xa hoàn toàn các loại ngũ cốc. Vậy ngũ cốc có tốt cho người tiểu đường không? Một số loại ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp an toàn với người bệnh và bao gồm nhiều chất dinh dưỡng để lượng đường trong máu của bệnh nhân luôn ổn định.

Tuy nhiên, ăn một bát lớn ngũ cốc có đường với sữa sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu. Khi chọn ngũ cốc ngũ cốc cho người tiểu đường, bạn nên tập trung vào các thành phần, gam carbohydrate, chất xơ, protein, khẩu phần và những gì ăn kèm với ngũ cốc.

Top ngũ cốc cho người tiểu đường tốt nhất

Yến mạch

Yến mạch có chỉ số tinh bột thấp là 13, đây là loại lương thực giàu chất xơ có công dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Yến mạch là một trong các loại ngũ cốc cho người tiểu đường được nhiều người tin dùng và ăn trong các bữa sáng hoặc ăn nhẹ. 

cac loai ngu coc cho nguoi tieu duong tot nhat

Ngũ cốc cho người tiểu đường là kiều mạch

Người bị bệnh tiểu đường nên tiêu thụ bột kiều mạch thay cho bột mì trắng, bởi loại ngũ cốc cho người tiểu đường này giúp tăng cường chất xơ hòa tan, hỗ trợ ổn định đường huyết và duy trì trạng thái khỏe mạnh của hệ tiêu hoá, nhu động ruột.

Gạo lứt

Gạo lứt là ngũ cốc cho người tiểu đường có chỉ số đường huyết trung bình ở mức thấp. Đây cũng là loại lương thực dồi dào magie. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), magiê có khả năng điều chỉnh cơ và phục hồi chức năng thần kinh, giảm huyết áp và đường trong máu. Vì vậy, gạo lứt được coi là sự lựa chọn an toàn cho những bệnh nhân tiểu đường.

cac loai ngu coc cho nguoi tieu duong tot nhat 1
 

Ngũ cốc nguyên hạt cho người tiểu đường là quinoa

Quinoa thường gọi là hạt diêm mạch – một loại hạt cung cấp nguồn protein và chất xơ dồi dào. Người bệnh có thể trộn diêm mạch với sữa chua, salad hoặc nấu cháo,…. Diêm mạch cũng cung cấp đủ calo, tạo cảm giác no lâu, kiểm soát sự thèm ăn tự nhiên của người bệnh.


Bulgur

Lúa mì bulgur đã được nghiên cứu là một loại ngũ cốc cho người tiểu đường rất tốt. Nhiều phát hiện cho biết dùng ngũ cốc thay thế gạo trắng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 36%. 

cac loai ngu coc cho nguoi tieu duong tot nhat 2
 

Farro

Farro có hình dạng gần giống gạo lứt, khi chế biến xong sẽ mang hương vị rất thơm ngon. Người bệnh tiểu đường có thể nấu farro cùng với salad, các món hầm. Farro chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, protein và magiê,… Tất cả những dưỡng chất này sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng và giúp cơ thể tạo ra hemoglobin, cung cấp oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
 

Ngũ cốc cho người tiểu đường không thể thiếu lúa mạch

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lúa mạch chứa nhiều chất xơ rất hữu ích đối với người mắc đái tháo đường loại 2. Tiêu thụ lúa mạch giúp tăng lợi khuẩn trong ruột và giải phóng các hormone hữu ích. Theo đó, ăn bánh mì làm từ lúa mạch trong mỗi bữa sáng sẽ cung cấp cho người bệnh đủ năng lượng, cải thiện sự trao đổi chất, độ nhạy insulin. 
 

Quả lúa mì

Quả lúa mì hay gọi là hạt lúa mì nguyên hạt là ngũ cốc cho người tiểu đường được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh. Bạn có thể rắc quả lúa mì lên salad, trộn cùng với sữa chua và yến mạch để có một bữa sáng hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng.
 

Những lưu ý cần biết khi ăn ngũ cốc cho người tiểu đường

Ăn ngũ cốc ít đường: Tốt nhất là người bệnh không nên chọn các loại ngũ cốc cho trẻ em vì những loại này thường chứa nhiều đường. Ngũ cốc đông lạnh cung cấp ít giá trị dinh dưỡng so với ngũ cốc nguyên hạt được cắt nhỏ.

Thêm các thành phần phụ: Người bệnh có thể tăng giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc bằng cách thêm một số thành phần nhất định chẳng hạn như trái cây, quả hạch và hạt.

Chọn ngũ cốc giàu cám hoặc ngũ cốc nguyên hạt: Những loại ngũ cốc này có ít carbs hơn, nhiều chất xơ hơn và ít đường hơn so với loại.

Kiểm tra nhãn dinh dưỡng: Một số loại ngũ cốc có thể chứa nhiều chất béo, đường và muối. Vì thế người bệnh nên đọc nhãn dinh dưỡng trên ngũ cốc để tìm ra các loại ít carbs nhưng giàu protein và chất xơ.

Nên ăn ngũ cốc vào bữa sáng và bữa phụ: Người bệnh cần tránh ăn ngũ cốc vào bữa chính hay ăn trước giờ cơm vì rất dễ gây tác dụng ngược là hấp thụ nhiều tinh bột, làm tăng chỉ số đường huyết.

Lưu ý: Người bệnh tiểu đường nên trang bị sẵn tại nhà một máy đo đường huyết để theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày, kiểm soát tốt tình hình bệnh và phát hiện kịp lúc khi đường huyết tăng cao, tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Nguồn tin: Tham Khảo Internet:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Sản phẩm dành cho bạn


Chat Facebook (8h-24h)
Chat Zalo (8h-24h)
0978.183.690 (8h-24h)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây